Lúc nhỏ, mỗi khi tôi đi ra ngoài dùng bữa, tôi luôn tránh ngồi cùng bọn trẻ. Lý do không phải tôi không thích trẻ con đâu, nhưng vì có những đứa trẻ chưa được ngoan,  hay đùa giỡn, nghịch ngợm thức ăn vung vãi khắp mọi nơi. Mặc dù Cha và Mẹ chúng có nhắc nhở nhiều như thế nào đi chăng nữa nhưng chúng vẫn gây rối và làm phiền những người xung quanh.

Có một lần tôi phải ngồi cùng với một gia đình có em bé nhỏ, nó thật bướng bnh và quy phá đến mức Mẹ đánh vào mông một cái nhưng vẫn không chịu ngừng hành động sai trái của mình. Tôi đã nghe to nhỏ phía sau những phụ nữ nói rằng “Người ấy thật là một người Mẹ tồi, không biết dạy con”. Tôi đã thấy rất sốc bởi tôi chỉ chê trách hành động phá phách của em bé thôi, nhưng người khác lại chê trách Mẹ của chúng.

Lại một lần nữa, có một em bé rất ngoan, lễ phép với người xung quanh và nghe lời của bố Mẹ thì mọi người xung quanh lại khen rằng “Cha Mẹ con hẳn là những người rất tuyệt vời.

Tôi thấy thật lạ rằng dù là lời khen hay chê đối với những hành động của các con cái đều hướng về Cha Mẹ của chúng. Phản ứng như vậy không phải là ý kiến hay văn hóa của một nhóm người mà là bản năng. Và việc Cha Mẹ chịu trách nhiệm trước hành động của con cái không phải chỉ khi còn nhỏ mà còn nối tiếp cho đến khi chúng lớn lên và trưởng thành.

Ví dụ, nếu người ấy để bàn làm việc bừa bộn hay nhà riêng không dọn dẹp, thì người ta hay dùng câu nói đùa rằng “ Bạn đã lớn lên trong chuồng bò à?”. Lý do họ nói như vậy là vì suy nghĩ rằng “ Từ nhỏ bạn đã sống trong môi trường như vậy mà BMẹ của bạn đã không dạy dỗ bạn cách dọn dẹp sao?”. Trái lại, nếu sống tử tế và lễ phép thì được khen rằng “ Cha Mẹ của bạn đã nuôi dạy bạn thật khéo”. Mặc dù họ chưa gặp Cha Mẹ chúng ta bao giờ nhưng thông qua hành động của chúng ta người ta có thể đánh giá như thế.

Nhưng chúng ta có thể thấy rằng, điều ấy thật là không công bằng cho các bậc sinh thành. Vì tư chất và hành động của mỗi người có thể là được kế thừa từ Cha Mẹ của chúng trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng nhưng có những cư xử đặc biệt của mỗi người tùy theo nhận thức của họ. Có trường hợp hai đứa trẻ song sinh cùng sống chung với nhau trong một môi trường nhưng một đứa thì trở thành tội phạm, còn đứa kia lại trở nên người mà nhiều người mơ ước. Nghĩa là, dù Cha Mẹ có kỷ luật, dạy dỗ hay làm gương cho con về con đường đúng đắn, nhưng rốt cuộc đứa trẻ ấy vẫn là người quyết định, tùy theo cách suy nghĩ của chúng mà ra hành động khác nhau. Thế mà có nhiều người lại coi đó là phần trách nhiệm của Cha Mẹ.

Tôi nhận ra rằng mọi sự bất công mà Cha Mẹ của chúng ta đang chịu cũng chính là vì hành động bất cẩn của chúng ta. Hãy nghĩ xem, Cha Mẹ đã phải đau đớn biết bao để sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta nên người mà bây giờ lại chịu thêm những lời đàm tiếu thì thật là bất hiếu biết bao. Dù chỉ là lời đàm tiếu nghe rồi cũng thôi, nhưng nhất định nếu Cha Mẹ chúng ta nghe được điều này thì sẽ đau đớn biết nhường nào.

Nếu yêu mến Cha Mẹ mình thì hãy cẩn thận trong từng hành động.

Con người sau khi hành động sai lầm thì mới nhận ra ấy là điều sai lầm, và điều đó không thể nào tránh khỏi trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng điều quan trọng là sau những vấp ngã đó và lỗi lầm đó chúng ta sẽ biến đổi tâm hồn của mình trở nên đẹp đẽ như thế nào, để xứng với tư cách là con gái yêu dấu của Cha và Mẹ chúng ta. Tôi sẽ cẩn trọng hơn nữa và sẽ trở nên một người con cái sống chứng nhân cho Cha Mẹ của mình bằng hành động thiện lành và lời nói thiện lành và sẽ là niềm tự hào của Cha Mẹ cho đến cuối đời.

Mỗi khi ngồi ngắm những cơn mưa nặng hạt trong buổi chiều buồn của một thành phố ồn ào, náo nhiệt, thì kí ức nọ lại ùa về trong tâm trí tôi. Một hình ảnh đã diễn ra làm cho tôi phải suy ngẫm.

Lúc ấy, khi tôi đang uống cà phê trong quán trên một con đường đã được trải nhựa tại thành phố Cà Mau. Một cơn mưa đã nhanh chóng chạy đến, đến đỗi khá nhiều người không trở tay kịp, ướt cả mình khi vội vã chạy vào quán. Bà chủ quán thì vui vẻ lấy thêm bàn ghế để mời các vị khách mà trời đã cho thông qua cơn mưa bất chợt ấy. Chẳng bao lâu sau, mọi vị trí đều được yên ổn cả, họ nhanh chóng sưởi ấm cơ thể bởi những ly trà nóng, lipton nóng, cà phê sữa nóng…

Cơn mưa ấy kéo dài khá lâu, tôi cùng cô bạn của mình ngồi ở một vị trí dễ dàng nhìn ra đường, thậm chí nhìn về phía xa xa một chút vẫn thấy được. Khi chúng tôi vẫn đang tiếp tục câu chuyện của mình thì ngoài kia trời vẫn mưa, và con đường trở nên bị ngập nước vì cống không thoát kịp.

Khi ấy, không để ý từ đâu đến, có mấy cậu nhóc xuất hiện phía trước hiên của quán cà phê. Dường như chúng đang run rẩy, có lẽ vì cơn mưa kéo dài, lại có cả những cơn gió mạnh ở trong đó nữa, mà mấy cậu nhóc thì lại không có lấy một cái áo mưa. Trên vai chúng mỗi đứa vác một cái bao to đùng. Nhìn thôi là có thể nhận ra chúng là những đứa bé không có gia đình và lang thang khắp nơi để nhặt nhạnh hết thảy mọi thứ có thể bán được để mưu sinh.

Lũ trẻ đứng dưới mái hiên chưa được năm phút nữa thì một âm thanh từ trong quán phát ra. Âm thanh của sự xua đuổi của bà chủ quán cà phê. Lũ trẻ vội vàng rời khỏi mái hiên, trong khi cơn mưa vẫn còn nặng hạt.

Thật là hồi hộp khi sắp phải trải qua một thử thách nào đó, ví dụ như là một cuộc thi. Đối với một học sinh thì khỏi phải nói, chúng ta đều ít nhiều biết rằng, mỗi khi có một bài kiểm tra hay gì đó tương tự như vậy thì lòng lo lắng nhiều, bản thân tôi cũng không ngoại lệ.

Trước đây tôi có tham gia một số khóa học không có ở trường. Những khóa học thật sự lý thú và giúp ích rất nhiều trong cuộc sống của tôi. Trong thời gian ấy cũng đã để  lại trong tôi những kỷ niệm sâu sắc cùng với vô số lần hồi hộp nữa. Tôi nhớ có một lần chúng tôi chuẩn bị cho một bài truyết trình có nội dung về Mẹ. Khi nghe nói đến Mẹ thôi thì tấm lòng đã cảm thấy xúc động rồi. Chúng tôi rất háo hức, cả lớp chia thành nhiều nhóm nhỏ, và bắt đầu tìm hiểu, mài mò những tài liệu khắp nơi. Và khi kết thúc buổi thuyết trình ấy, tấm lòng chúng tôi thật cảm động sâu sắc. Buổi thuyết trình đã lấy đi không ít nước mắt của nhiều người.

Lúc ấy tôi bỗng nhận ra một điều rằng, thực ra những bài văn hay về Mẹ, những cảnh xúc động như thế này thì tôi đã được gặp khá nhiều, nhưng rồi sau đó nó sẽ nhanh chóng bị lãng quên đi, nó sẽ bị lui lại một nơi nào đó trong miền ký ức, thậm chí đến đỗi chúng ta không còn nhớ lại một lần nữa về điều đó. Buổi thuyết trình đã diễn ra thật cảm động nhưng rồi nó có nhanh chóng bị quên đi chăng, quên đi giống như quên một bài thi đã qua chăng? Thật, nếu bây giờ có ai đó hỏi tôi năm tôi học 12 tôi còn nhớ được mình đã làm văn đề ra sao không? Tôi không thể trả lời được đâu bởi tôi cũng không còn nhớ nữa.

Tuy nhiên, chúng ta đừng để tình yêu của Mẹ bị lãng quên đi giống như những bài thi kia. Đừng để tình yêu thương của Mẹ trở nên một vùng ký ức nào đó thật khó nhớ nổi, rồi sẽ không còn nhớ được nữa. Mà hãy cố gắng để những gì giữa chúng ta với Mẹ sẽ luôn sống trong lòng chúng ta. Hãy trình chiếu luôn luôn trong sóng não của mình những hình ảnh đẹp đẽ về Mẹ, kể cả những cảm xúc yêu thương, những sự rung động, sự hối lỗi khi làm sai, sự ấm áp khi được ôm ấp… hãy trình chiếu hết thảy trong chúng ta.

Năm lớp 12, tôi cũng tập tành đi làm thêm với hai lý do, một là để mình được dạn dĩ hơn khi đi ra ngoài, hai là để kiếm thêm thu nhập và chi phí cho cuộc sống của mình, bởi gia đình tôi lúc bấy giờ không phải thuộc dạng khá giả gì. Hơn nữa, Mẹ tôi lại phải lo lắng cho cả bốn chị em gái tôi ăn học nên đã vất vả rất nhiều.

Tôi nhớ khi mới quyết định đi xin việc làm, phương tiện của tôi là chiếc xe đạp. Người khác như thế nào thì tôi không biết, nhưng đối với tôi lúc ấy có chiếc xe đạp để đi lại đã là một điều vui mừng rồi. Tôi đã dùng chiếc xe ấy mà đi vòng vòng trong nội thành của thành phố Cà Mau. Từ những quán cơm, quán coffee, cho đến các nhà hàng khách sạn đang có mặt tại Cà Mau... Tôi đã thật nhút nhát, có những địa điểm tôi phải chạy qua rồi chạy lại đến mấy lần thì mới dám vào hỏi.

Còn nhớ cả một ngày đầu tiên tôi đã không tìm được một nơi nào. Tôi đã thấy hơi hụt hng một chút, nhưng tự nhủ bản thân mình, rồi sáng ngày hôm sau, tôi lại tiếp tục đi. Đến buổi chiều ngày hôm sau, tôi đã lấy hết can đảm của mình mà đi vào một khách sạn, ấy là khách sạn Bets Cà Mau, cũng có thể được xem là khách sạn lớn nhất tại Cà Mau lúc bấy giờ.

Người quản lý trẻ tuổi phỏng vấn tôi. Nói là phỏng vấn nhưng thực ra chỉ là hỏi một số câu hỏi mà thôi chứ vẫn chưa phải là một cuộc phỏng vấn chuyên nghiệp. Có lẽ vì chưa chuyên nghiệp nên tôi mới được nhận vào làm việc, tôi đã nghĩ vậy.

Nói thật tôi đã rất vui mừng, và cả sự hồi hộp nữa. Trở về nhà tôi đã háo hức mong mỏi đến ngày mai để có thể đi làm. Lúc đó, tôi chỉ làm việc vào ban đêm thôi, còn ban ngày tôi phải đi học. Đó là công việc đầu tiên tôi tìm kiếm và làm khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tôi còn nhớ người quản lý khách sạn đã đề ra một mức lương khá cao đối với tôi và đối với công việc vào thời điểm bấy giờ.

Cứ nghĩ là sẽ đuối sức khi học hành vì làm việc cả ngày như vậy. Tuy nhiên, sau khoảng một tháng tôi lại có dấu hiệu tăng cân. Tăng không đến đổi phải béo phì nhưng cũng đủ để nhìn thấy sự thay đổi đó. Mà hóa ra nguyên nhân là tôi đã ăn khuya nhiều. Hầu như tối nào tôi cũng ăn rồi mới đi ngủ. Nhận ra điều đó, tôi bắt đầu dừng việc ăn khuya lại, bởi tôi cũng không muốn mình phải bị ú ì đâu.

Nhìn chung, công việc đầu tiên tôi được làm thật không quá khó khăn, cũng không quá vất vã, chỉ với bốn tiếng một tối thôi. Công việc ấy cũng đã gắn bó với tôi suốt cả năm học. Thu nhập từ Bets cũng giúp tôi giải quyết nhiều công việc của mình. Giờ nhìn lại cũng thật cảm ơn Đấng Tạo Hóa đã luôn tạo điều kiện cho tôi trên mỗi cuộc hành trình của mình.

    Cảm ơn Thầy!

   Câu nói của thầy có lẽ bây giờ em chưa hiểu tất cả, nhưng khi em viết dòng chữ này thì điều đầu tiên em nghĩ đến là tuổi thơ bên Cha Mẹ.

   Tôi lớn lên trong một gia đình không giàu có nhưng cũng đủ sống, tôi lại là đứa con gái duy nhất trong gia đình nên tất cả sự yêu thương của Cha Mẹ đều dồn hết vào tôi và hiển nhiên tôi trở thành đứa con gái cưng và được chiều chuộng hết mức của Cha Mẹ. Có lẽ vì vậy mà tôi có tính rất tiểu thư, khó chịu, và rất hay cãi lời Cha Mẹ. Lúc nhỏ vì tính cách này mà Cha đã đánh tôi rất nhiều, tôi rất đau và cũng đã khóc rất nhiều. Lúc đó tôi cứ nghĩ Cha không thương tôi và ấm ức mãi trong lòng. Sau này, khi tôi lớn lên và không bị đánh nữa tôi mới hiểu được lý do vì sao Cha lại làm như vậy.

   Còn Mẹ tôi, trong mắt tôi Mẹ rất hiền và rất yêu thương tôi. Tôi cũng rất thương Mẹ, mà chẳng hiểu vì sao tôi lại rất hay cãi lời Mẹ, và lại còn thường xuyên bực bội khi Mẹ tôi hay dặn đi dặn lại một điều gì đó. Tôi thật không biết làm sao để Mẹ vui vì ngay từ nhỏ tôi đã rất ít quấn quýt bên Mẹ. Trong khi, tấm lòng Mẹ hi sinh tất cả, thầm lặng dõi theo bước tôi trưởng thành to lớn và cao cả như vậy mà mãi cho đến khi học lớp 12 tôi mới hiểu được. Những giọt nước mắt của Mẹ lăn xuống khi tôi làm Mẹ buồn cứ như là động lực lớn lao để tôi cố gắng học, học thật tốt để bù đắp lại tình cảm thiêng liêng ấy.

   Tôi xa nhà đã ba năm rồi, cuộc sống tấp nập ở nơi đây đã dạy tôi rất nhiều điều, nhưng có lẽ điều mà tôi chưa học được ấy là làm cho Mẹ vui lòng. Mỗi lần tôi làm việc gì đó trái với lời Mẹ hay tôi đi chơi khi Mẹ không vui, tôi biết Mẹ sẽ rất buồn. Tôi biết chứ, nhưng tôi vẫn cứ đi. Tôi đã tự trách mình là tại sao tôi đã biết như vậy mà tôi vẫn cứ làm, vẫn để Mẹ buồn. Từ nhỏ đến giờ tôi chưa từng biết nói lời xin lỗi Mẹ khi bị Mẹ đánh phạt bởi lỗi lầm của tôi, và cũng chưa một lần biết xin lỗi khi làm Mẹ buồn Mẹ khóc. Tôi đã không mở miệng được. Một người dạn miệng và biết nói lí lẽ như tôi mà lại không thể nói dù chỉ một lời cho tấm lòng Mẹ được vui. Nói trắng ra thì tôi thật bất hiếu.

   Hồi đó, tôi cứ nghĩ nếu mình học giỏi thì làm chuyện gì Cha Mẹ cũng sẽ cho, cũng an lòng… nhưng tôi thật đã sai lầm rồi. Thứ mà Cha Mẹ thật sự cần đó là một đứa con ngoan ngoãn và nghe lời ở trong nhà.

   Đã có một người Thầy nói với tôi rằng: Thầy rất muốn làm con của Mẹ tôi vì tôi không biết nghe lời Mẹ. Lời nói của một người Thầy đã mất Mẹ từ nhỏ ấy như đã thức tỉnh cho tôi và tôi bắt đầu biết rơi nước mắt. Thật lúc đó tôi cảm thấy thương Mẹ và Thầy quá! Vì từ lúc đó tôi mới biết rằng đã có rất nhiều người muốn có Mẹ mà không được. Một người Mẹ để yêu mình, một người Mẹ để ôm mình vào lòng, một người Mẹ để luôn động viên mình khi mình biết cố gắng, vui sướng khi mình thành công và luôn an ủi khi mình vấp ngã… Đôi bàn tay người Mẹ sẽ xoa dịu một tâm trạng chán nản, và cũng sẽ là vòng tay vững chắc để mình đứng dậy sau vấp ngã của cuộc đời.

  Vâng! Chính tôi là một con bé may mắn khi có một người Mẹ tuyệt vời như vậy. Mẹ luôn âm thầm dõi theo bước tôi và chăm sóc tôi một cách chu đáo nhất. Những lúc thấy mồ hôi mẹ đổ xuống khi nấu cho tôi một bữa cơm ngon, tôi lại mủi lòng, lại quay lưng đi và khóc. Tại sao tôi không bao giờ làm Mẹ vui mà chỉ làm cho Mẹ buồn và cực nhọc đến thế vậy! Tôi cứ nghĩ và nghĩ, nhưng nghĩ hoài không ra cách để tôi sửa lại tính cách và cách cư xử của mình đối với Mẹ.Nhưng kể từ bây giờ, tôi phải thật sự thay đổi. Tôi không được là một đứa bé bướng bỉnh nữa mà sẽ là một đứa con ngoan của gia đình, của Cha của Mẹ.

   Sự thức tỉnh này của tôi phần lớn là nhờ Thầy - người (Thầy) đã luôn giúp em và dạy dỗ em. Thầy dạy em môn Toán, thầy thường tâm sự với em về tình nghĩa, về tấm lòng. Những điều đó em sẽ luôn khắc sâu trong lòng. Em cũng sẽ làm được những gì em hứa với thầy. Thầy chờ kết quả của em nhé!

   Con xin cảm ơn Cha Mẹ!

   Và em xin cảm ơn Thầy!

Tương lai là một cuộc hành trình mà bắt buộc chúng ta phải đi. Dù vất vả khó nhọc hay vui vẻ mỹ mãn thì chúng ta cũng phải bước đi trên chính đôi chân của mình. Dù chúng ta có muốn hay không muốn thì cũng không thể không đi, bởi lẽ thời gian không bao giờ dừng. Dù bạn có ngồi một chỗ một cách biếng nhác thì thời gian cũng sẽ không bao giờ dừng lại và chờ đợi bạn. Không những vậy, vị thần đang vận hành thời gian ấy cũng sẽ cuốn theo cả tuổi thanh xuân của bạn và ra đi không bao giờ quay trở lại. Nếu như bạn là kẻ biếng nhác kia thì sẽ ra sao? Có thể nói rằng, bạn đã thật thiếu trách nhiệm và sự chu đáo cho chính tương lai của mình. Vậy thì tương lai của bạn cũng sẽ không ưu ái mà cho bạn một cuộc sống có ý nghĩa đâu. Bạn hãy sớm nhận ra điều này để mình không để thời gian trôi đi một cách vô ích và mang tương lai của bạn đi mất trong khi bạn vẫn chưa làm được gì cả. Khi đó bạn có khóc lóc, kêu than, hay cầu xin thời gian quay lại với bạn một lần thôi thì cũng không thể nào được đâu. Không có một cơ hội thứ hai. Chỉ có một cách là hãy nhanh chóng bước thật nhịp nhàng theo thời gian. Còn nếu bạn nhận ra hơi muộn thì hãy nỗ lực để chạy theo thời gian. Hãy chạy!

Vì tương lai dù có phải chạy cũng không phí chút nào, chẳng phải vậy sao?

Tôi tin chắc rằng, hầu hết các bạn ai cũng ít nhất suy nghĩ về tương lai của mình. Bởi có suy nghĩ nên sau khi kết thúc tuổi học trò ngây thơ của 12 năm dưới ghế nhà trường, bạn vẫn tiếp tục cuộc hành trình của học vấn.  Bạn tiếp tục hc Đại Học, học Cao Đẳng, có khi là đi du học hoặc chọn một ngành nghề cụ thể nào đó là để làm gì? Chẳng phải bạn đang chuẩn bị cho tương lai phía trước hay sao ạ? Chúng ta ai cũng hiểu điều đó.

Khi không còn là học sinh nữa hay nói cách khác khi bạn đã đủ tuổi trưởng thành để tự chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình rồi thì cũng là lúc bạn phải tự bước đi cho tương lai, và tự chịu trách nhiệm cho tương lai ấy.

Sẽ thật không thiếu những lúc đôi vai bạn dần trở nên nặng nhọc hơn và đôi chân tứa máu vì những cành gai trên bước đường thành công nhưng đừng bao giờ bỏ cuộc. Đôi khi bạn bị trật cả xương hông vì phải vội vã chạy theo thời gian, chạy theo xu thế vì sự phát triển của xã hội là không ngừng thay đổi. Cho nên đôi khi bạn phải tự mình thốt lên rằng: “Ôi, mình chạy muốn hụt hơi”. Tốt! Còn trẻ mà, có hụt hơi vài lần cũng không sao, miễn là đuổi theo kịp thời gian và tranh thủ tốt cho tương lai là được rồi. Thật vậy, nếu không chạy bây giờ thì sau này có còn chạy nổi nữa không?

Cho nên, khi còn sức trẻ thì hãy chạy cho thật bền bỉ nhé các bạn! đừng ngại sự khó khăn hay một chút thử thách, bởi chỉ có chạy bền bỉ như thế thì bạn mới có thể gặt hái được thành công lâu bền.

-1-

Khoảnh khắc một người đi qua cuộc đời ta như gặp một bông hoa ở ven đường!

Có người dừng lại bên hoa săm soi, ngắm nghía thật lâu. Có lẽ nhìn bông hoa ấy vì muốn thỏa mãn trí tò mò thôi, rồi bước đi và quên mất như chưa bao giờ gặp. Hoa hiểu mình đang tồn tại và không vô hình trước những loài hoa kiều diễm xung quanh.

Có người dừng lại để chụp hình cùng hoa rồi đi. Hoa nghĩ rằng mình cũng xinh hoặc đặc biệt lắm chứ. Vì thế, hoa càng vươn mình hơn và tự tin hơn trong nắng. Bởi hoa biết rằng chí ít nó vẫn còn tồn tại trong ký ức nào đó của con người mỗi lần nhìn vào bức ảnh chụp ở nơi này.

Có những cô, cậu nghịch ngợm ngắt lá bẻ cành để lại cho hoa những nổi đau cả thể xác và tinh thần. Hoa cũng thầm vui mừng vì ít ra các cô, các cậu đã có những trận cười hả hê khi tung chúng vào nhau. Dù đau đớn, dù nước mắt vẫn rơi nhưng hoa cũng thầm cảm ơn vì những cây, những cành vung vãi dưới chân một ngày nào đó sẽ trở thành phân bón giúp cây phát triển và trưởng thành hơn.

Hoa cảm ơn cuộc đời vì đã dạy cho hoa những điều nghịch lý trong cuộc sống để nó biết rằng cuộc đời này thật đáng sống.

 

-2-

Chắc các bạn đã biết về ý nghĩa của cỏ bốn lá rồi phải không? Đó là sự may mắn. Trong những bộ phim truyền hình, từ những cô bé, cậu bé nhỏ xíu cho đến người thành đạt hay những người đang yêu, đôi khi họ muốn tìm thử xem trong vô số cỏ ba lá đang mọc rậm rạp thế kia thì cũng có khi may mắn tìm được cỏ bốn lá và nhờ đó may mắn sẽ theo mãi bên mình thì sao! Cố gắng hết sức để tìm trong khi giẫm đạp lên cỏ ba lá dưới chân.

Thế còn cỏ 3 lá thì sao? Tuy nó ít lá hơn nhưng nó tượng trưng cho sự hạnh phúc đó ạ.

Bốn lá thì phải tìm thật vất vả và đôi khi trong cả bãi cỏ ấy chẳng tìm ra được lá nào, nhưng cỏ 3 lá thì nhìn là thấy ngay lập tức.

BẠN MUỐN CÓ LÁ NÀO HƠN?

Đừng vô tình để hạnh phúc dưới chân mình ngày qua ngày bạn nhé!

Nếu bây giờ cho bạn chọn lựa hai nơi để đi sau đây thì bạn sẽ chọn đi nơi nào cho một chuyến du lịch khoản một tuần của bạn? Một là, thành phố Đà Lạc thơ mộng nổi tiếng, với những vườn hoa thật đẹp, những khách sạn nghĩ ngơi đấy đủ những tiện nghi. Hai là một vùng quê sông nước đấy rẫy tiếng gió, và hình ảnh nông phu ra đồng mỗi chiều.

Tôi không biết bạn sẽ chọn nơi nào, nhưng có một gia đình đã lựa chọn đáp án thứ hai. Lịch trình và kế hoạch chuyến đi của hai vợ chồng cũng nhầm mục đích giáo dục cho hai đứa con của mình. Vốn xuất thân từ nông thôn nên anh chị mong mỏi cho con mình thấu hiểu nỗi nhọc nhằn của người nông dân thông qua chuyến du lịch ấy.

Không giống như thành phố, nông thôn thì không có nhiều điều kiện, ví dụ như phòng riêng tư hay bồn nước nóng lạnh… Theo lịch trình, có nơi phải tắm sông, nước dùng thì phải được bơm từ máy bơm nước mà chúng ta vẫn hay nhìn thấy trong các đoạn phim thời sự trên tivi vậy. Dù vậy nhưng chuyến đi đã là một sự trải nghiệm hoàn toàn mới lạ và hửu ích đối với cả gia đình anh chị. Con của chị vốn từ trước đến giờ chưa biết thế nào là chân dẫm phải bùn. Vậy mà giờ thì bì bõm lội cả trong bùn mà tâm tình vẫn vui tươi. Anh chị thì như được ôn lại một thời ký ức với những kỷ niệm đã qua.

Còn nhớ, khi đêm đến, con chị phải ngủ mà không có chăn bông như ở thành phố. Đêm đầu tiên thì có chút khó khăn, tuy nhiên hai cháu cũng thấy rằng các bạn đồng tuổi với mình  mỗi ngày đều ngủ bằng chiếu như vậy mà, nên tấm lòng cũng được mở ra, rồi cũng quen dần.  Khi sấp kết thúc chuyến đi gia đình chị còn thu hoạch được một khối lượng nông sản là đặc sản của vùng sông nước nữa. Ví dụ như cua tôm Cà Mau, trái cây miệt vườn như xoài, đu đủ… đầy cả hai cái giỏ xách. Nếu ai đó vô tình nhìn trong thì chắc không nghĩ rắng gia đình anh chị đi du lịch đâu, thay vào đó thì giống một chuyến về thăm quê hơn.

Nhưng điều đó không quan trọng đâu, anh chị đã thành công trong chuyến đi du lịch một tuần của mình rồi. Đó chính là để cho con cái được nuôi dưởng bởi sự êm diệu và ngọt ngào của thiên nhiên đẹp đẻ mà Đấng tạo hóa đã làm ra bởi quyền năng vĩ đại của Ngài.

Tuổi thơ của mỗi người chắc hẳn đều gắn liền với những trò chơi thú vị và không kém phần bổ ích. Bản thân tôi hầu hết cũng đã được trải nghiệm qua những trò chơi của thời niên thiếu.

Tôi thường tham gia cùng các anh chị em hàng xóm khi còn ở quê nhà. Những trò chơi này hầu hết đều là những trò chơi dân gian như chơi bắn bi, thả diều, trốn tìm, u hơi, bịt mắt bắt dê… hay cùng nhau làm những chiếc thuyền giấy rồi thả trên sông hoặc trong một bể nước đã được chuẩn bị sn. Nếu thả vào lúc chiều khi hoàng hôn tím xuống thì chúng tôi còn làm cho chiếc thuyền sáng lên trong rất đẹp mắt. Đó là hình ảnh mà chúng tôi làm theo khi xem những bộ phim Trung Hoa trên truyền hình thời bấy giờ.

Sau những trò chơi, tôi lại trở nên thích hình ảnh của những chuyến thuyền được lướt nhanh ra khơi bởi những cánh buồm được căng gió. Đ rồi về đêm tôi thường tự xếp cho mình những chiếc thuyền bằng giấy và nhìn ngắm chúng, tâm hồn tôi lại mơ tưởng và ước muốn thật nhiều thông qua hình ảnh của chiếc thuyền giấy ấy.

Tôi nghĩ đến tương lai, tôi sẽ được như những chiếc thuyền căng buồm lộng gió hướng ra khơi. Được đón nhận những cơn sóng dập dìu sẽ đẩy thuyền tôi ra xa hơn nữa, nhưng đôi khi chúng cũng sẽ rất d tợn và mạnh mẽ, thì thuyền tôi sẽ ra sao?

Nhưng hết thảy những điều đó chỉ là suy nghĩ thật mơ hồ của tuổi thơ mà thôi. Khi tôi lớn lên, khi đã là cô học sinh cấp ba và khi đã nhận thức được mọi thứ, tôi ngồi và xếp lại chiếc thuyền giấy của tuổi thơ tôi, thì hình ảnh con thuyền lướt gió căng buồm ra khơi đã không còn là sự mơ hồ nữa. Lúc này, tôi đủ sự hiểu biết để biết rằng, những cơn sóng biển mạnh mẽ và d tợn kia có thể làm cho chiếc thuyền của tôi dập nát bất cứ lúc nào. Tôi nhận thức được rằng, khi người ta càng trưởng thành thì càng phải đối diện với nhiều con sóng hơn, và tất nhiên là dữ dội hơn.

Vậy là tôi phải tìm câu tr lời cho việc làm sao để thuyền vừa có thể ra khơi, lại vừa có thể dung hòa được với những cơn sóng kia. Rồi trong những chuyến đi chợ cùng Mẹ tôi, hình ảnh những lượn sóng va vào các mạn thuyền, hình ảnh những chiếc thuyền lắc lư và nương theo con sóng đã cho tôi được câu trả lời. Giữ cho thuyền không bị lật nhào hay tệ hơn úp xuống nước nhưng vẫn được cân bằng là bởi có sự cầm tay lái của người chèo thuyền. Và để làm được điều đó là cả một nghệ thuật, phải đòi hỏi sự dẻo dai, bền bỉ và sự am hiểu về quy luật của những con sóng cùng với quy luật vận hành của chiếc thuyền trước những cơn sóng ập đến. Không phải là việc kìm cho chắc mái chèo hay neo thuyền một ch, mà phải uyển chuyển chiếc thuyền theo những lượn sóng rồi trở lại tư thế ban đầu khi cơn sóng qua đi và cho thuyền tiếp tục đi. Ging như lời tôi đã được giáo huấn từ vị Giáo Sư vĩ đại của tôi. Vị ấy đã nói với học trò chúng tôi rằng, chúng tôi phải giống như hình ảnh của cây bá hương vậy. Cây bá hương là loài cây tỏ ra hương thơm rất đặc biệt, và nó có một đặc trưng là mỗi khi gặp phải gió lớn thì thân hình nó sẽ uyn chuyn theo lung gió ấy, và sau đó lại đứng thẳng như ban đầu. Bao giờ, cây bá hương cũng sn sàng với tư thế thẳng đứng và tỏa ra một hương thơm kỳ diệu.

Thật không hề quá khi tôi nói rằng hương thơm của cây bá hương là kỳ diệu đâu. Ngày xưa, trong lịch sử của người Do Thái, khi thế giới còn quen gọi là dân tộc Israel, vị vua Salomn nổi tiếng của đất nước Israel đã dựng nên đền thờ Jerusalem bởi những cây g bá hương quý giá ấy và hương thơm của gỗ bà hương không phải tỏa ra ở một nơi mà trong khắp cả đền thờ và tỏa ra xung quanh đền thờ.

Dù rằng chỉ là hình ảnh chiếc thuyền giấy của tuổi thơ thôi nhưng nó cũng là một sự trải nghiệm thật quý báu mà Đấng Tạo Hóa đã ban cho tôi khi tôi còn ở độ tuổi chưa biết lo nghĩ. Đến khi lớn lên, Ngài cho tôi hiểu sâu hơn và thấu đáo hơn thông qua vị Giáo Sư của tôi khi được biết đến sự đặc biệt của cây bá hương.

Đây là một hành trang tri thức cho tôi để tôi “vững vàng tay chèo” trong cuộc hành trình đến bến bờ tương lai. Mặc dù biết rằng hành trình này cũng gặp nhiều khó khăn và gian khổ, cũng như gặp không ít khi những “con sóng lớn và dữ tợn”, nhưng tôi đã chuẩn bị sẵn tinh thần chiến đấu rồi, thì còn ngại chi nữa đâu.

Thật nhớ như in buổi chiều mùa xuân năm ấy, quê hương tôi cũng như những vùng quê khác, mọi nhà thì đang vui vẻ chuẩn bị đón xuân. Nao nức nhất là mấy đứa trẻ con chúng tôi, đứa nào cũng được Cha Mẹ mua cho những bộ áo quần mới, và hồi hộp chờ đợi những chuyến đi thăm viếng ông bà. Tấm lòng tôi lúc ấy cũng thật đã mong chờ biết bao, cũng đã nôn nao biết bao! Nhưng có lẽ lạ hơn những đứa  trẻ khác, tôi không chuẩn bị cho những chuyến đi chơi mà chuẩn bị đón xuân bằng một cánh diều.

Thật, mùa  xuân năm ấy của tôi, tôi đã chỉ háo hức chuẩn bị cho mình một cánh diều. Bởi lẽ, phía sau nhà tôi là một cánh đồng rộng mênh mông, lúc ấy là khi mùa vụ đã được thu hoạch xong. Cả cánh đồng đang trải ra một màu vàng rạ, và bầu trời xanh trong thật mời gọi cho những cánh diều. Hằng năm cứ vào độ thời gian này, thì cánh đồng quê tôi cũng trở nên là một sân bóng đá khổng lồ. Các thanh niên trong xã thường khoanh vùng lại chơi bóng với nhau. Còn những đứa trẻ, đứa  thì tung tăng thả diều, đứa thì chạy nhảy quanh những đống rơm to vẫn còn chưa kịp đốt. Thật vui!

Vậy rồi ngày xuân cũng đến, cả xã lại trở nên thật vắng vẻ, bởi mọi người lo dẫn con cái về quê thăm ông bà nội ngoại hai bên. Tôi thì ở chung nhà với nội, còn nhà ngoại thì lại thật cách xa nên chẳng phải đi đâu cả. Thế là, tôi và hai đứa em, mang diều ra cánh đồng tung tăng mà thả, có ánh nắng của buổi sáng mơn mởn và ấm áp, có làn gió luồn phấp phới nâng cánh diều lên thật cao và xa. Hình ảnh cánh diều bay phấp phới khi ấy đã trở thành một kỷ niệm tuổi thơ thật đẹp của chị em tôi.

Khi cuộc sống chúng ta phải trải qua nhiều những sự lo lắng, vất vả, phải bộn bề trong mớ bòng bong của cuộc sống, thì đôi khi chúng ta sẽ quên đi những điều thật sự quan trọng trong các mối quan hệ với chúng ta, mà chúng ta tiếp xúc và gặp gỡ hằng ngày.Ấy là gì vậy? Nếu không nhận ra điều ấy thì bản thân tôi cũng đã ở trong số đó như con quay trên khung cửi mà không biết hương vị của cuộc đời là gì  mãi cho đến một ngày, là ngày tôi được đến thăm nhà đồng nghiệp cùng với chị tôi.

Ngày đó thật là một trải nghiệm đẹp và có ý nghĩa trong cuộc đời của tôi. Hôm ấy, khi chúng tôi đang vui vẻ nói chuyện cùng nhau thì cô con gái xinh xắn của bạn của chị tôi đi học về. Cô bé thật rất d thương và ngoan nữa. Nhưng hôm đó, dường như cô bé đã gặp phải điều gì không vui thì phải? Tuy nhiên, cô bé vẫn rất lễ phép chào hỏi mọi người.

Sau đó, chúng tôi đã ở lại dùng cơm với gia đình của chị. Đến lúc ấy, khi đương dùng cơm mà thấy con gái vn còn điều ấm ức trong lòng nên chị ấy đã hỏi con mình rằng điều gì đã xảy ra với con. Cô bé kể lại cho Mẹ nghe đầu đuôi hết thảy mọi chuyện. Thì ra, ở trường đã có một vụ tranh giành đồ chơi với nhau, cuối cùng cô giáo ở trường đã quyết định đưa món đồ chơi ấy cho bạn của cô bé nên đã khiến cô bé ấm ức mãi cho đến lúc ấy,  mặc dù, cô giáo đã nói gì để xoa dịu tấm lòng cô bé đi chăng nữa. Khi nghe xong, chị ấy đã an ủi con gái trước tiên rồi sau đó mới nhẹ nhàng nói chuyện cho con gái hiểu được sự khó xử của cô giáo.

  • Con nghĩ xem, món đồ chơi ấy đã không đủ rồi mà ai cũng đòi hết thì cô giáo của con sẽ phải làm sao đây?
  • Con không biết, nhưng con chỉ thích đồ chơi đó thôi.
  • Mẹ cũng thích nữa

Cô bé ngơ ngác nhìn Mẹ sau khi Mẹ nói câu đó. Chị nói tiếp:

  • Con vui mà bạn con buồn thì con có vui không?

Cô bé im lặng. Chị tiếp:

  • Con có đồ chơi rồi mà bạn con không có và khóc giống như con vậy, con có còn vui không?

Cô bé lúc này mới lí nhí tr lời với Mẹ:

  • Dạ! Không ạ!
  • Vậy thì con sẽ làm sao?
  • Con sẽ nhường cho bn ạ!

Nghe câu chuyện mà hai mẹ con nói với nhau, và cách mà hai mẹ con nói chuyện với nhau, thì chúng tôi dễ dàng biết rằng chị ấy đã dạy d con gái mình thật tốt. Cho nên, dù nhỏ tuổi  nhưng cô bé lại ngoan ngoãn và hiểu chuyện đến vậy. Và thông qua đó tôi cũng được mở lòng mình ra thêm chút nữa.

Thật! Cô bé tuy nhỏ bé là thế, nhưng đã có thể hiểu biết và thực hiện lời của Mẹ rồi. Và ấy mới thật sự là biết suy nghĩ. Một người thực sự biết suy nghĩ là một người không bao giờ đặt mình là trọng tâm trước những người xung quanh mình bao giờ cũng quan tâm đến cảm nhận và thông cảm cho người khác trước khi suy nghĩ cho lợi ích cá nhân mình. Hay nói theo một cách khác, người biết suy nghĩ là người thật sự đã trưởng thành.

      Khi cơn gió xuân nhè nhẹ, mang không khí se lạnh của hương xuân lan tỏa khắp phố phường, khi đàn chim én náo nức bay khắp trời, cũng là lúc mùa xuân vừa đến. Khí xuân tràn ngập khắp vùng quê, từ cánh đồng đến vùng thành phố lớn. Xuân đến, cũng là lúc Tết về. Không khí trước Tết là rộn ràng nhất. Ở miền quê, hay nơi hải đảo xa xôi, đến thành phố phồn hoa nhộn nhịp, tất cả đều ngập tràn niềm hân hoan cho một mùa xuân mới, một năm mới nữa lại tới. Những năm gần đây, có nhiều ý kiến trái chiều về việc nghỉ Tết. Có những người cho rằng nên bỏ Tết truyền thống đi, nó làm tốn nhiều chi phí và làm gián đoạn dây chuyền sản xuất. Sau kỳ nghỉ Tết, mọi nhân sự trở nên xáo trộn. Những nhà cải cách tân tiến muốn nước mình học tập Nhật Bản, nên bỏ Tết âm lịch, chỉ ăn Tết dương lịch sau khi đón giao thừa, nghỉ vài ngày là xong. Họ cho rằng đón Tết thì tốn kém mà không cần thiết. Một số học giả khác thì cho rằng, nên giữ gìn Tết cổ truyền, không chỉ là kỳ nghỉ lễ, mà nó còn là một nét văn hóa truyền thống của tâm hồn người Việt. Đó là những nghi lễ cúng bái, những trò chơi dân gian, những lễ hội đầu xuân. Bỏ Tết là hết, truyền thống văn hóa người Việt từ xưa là thế, nên giữ gìn, phát huy chứ không nên bỏ hẳn đi. Còn tôi, tôi còn quá trẻ cho một ý kiến sâu sắc như các học giả. Tết mang ý nghĩa tinh thần với tôi hơn là những ngày nghỉ lễ thông thường. Nếu không có ngày Tết, có lẽ những đứa con, đứa cháu làm ăn xa quê hiếm khi được sum vầy bên gia đình. Đó cũng là dịp họ hàng gặp nhau, là lúc đi tảo mộ ông bà, như một cách để lưu giữ sự kết nối giữa bao thế hệ. Tết cũng là dịp thể hiện tình cảm với thầy cô giáo đã dạy dỗ mình. Ông bà xưa có câu: Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy. Nếu không còn ngày Tết, thì truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc khó mà duy trì. Tôi biết rằng Tết cũng mang lại những mặt trái của nó, tuy nhiên những điều không tốt chúng ta vẫn có thể khắc phục được. Để đất nước phát triển toàn diện, tôi nghĩ nên có sự cân bằng giữa những điều hiện đại và những văn hóa cổ truyền của dân tộc. Chúng ta không nên chỉ nhìn vào mặt tiêu cực của ngày Tết mà bỏ nó đi. Hình ảnh người dân vui cười đi sắm sửa và đi du xuân, đón Tết là hình ảnh mà những khách du lịch ngoại quốc thích thú khi được hỏi về Việt Nam. Nó là một phần trong văn hóa, nếp sống in hằn trong tâm hồn người Việt. Ai cũng có những cái lý do để bảo vệ quan điểm của mình nhưng thực tế thì không thể bỏ đi ngày Tết ngay được. Một đất nước muốn phát triển vững bền, thì phải trung hòa các yếu tố. Nếu bỏ ngày Tết đi, chúng ta sẽ còn lại gì. Thực tế và lý thuyết là hai điểm mà khoảng cách của nó thì rất xa. Tôi chỉ là một thanh niên trẻ tuổi, tôi nghĩ về Tết như một niềm hân hoan ngày thơ bé mỗi khi nhận phong bao lì xì, hay những lần chúc Tết ông bà. Tôi yêu không khí của ngày Tết, nó không còn là không khí căng thẳng nơi bàn làm việc nơi phố chật chội, nó là nơi thư giãn với bao trò chơi truyền thống. Đó là khoảng thời gian thư giãn, sum vầy bên gia đình. Là khoảnh khắc bên nồi bánh Tét, hồi hộp ngồi đếm từng phút giây giao thừa.  Tôi thích Tết bởi những điều dung dị và đó là khoảng thời gian mà chỉ những con người xa quê mới cảm nhận được mỗi độ xuân về. P.Vy