Việt Nam ta có những vùng trồng hoa rất nổi tiếng: phía Bắc thì có làng đào Nhật Tân, làng hoa Tây Tựu ở Hà Nội; phía Nam thì có làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp),  làng mai Phước Định. Nhưng chắc không nơi đâu du khách có thể dễ dàng bắt gặp và nhìn thấy nhiều hoa như ở Đà Lạt, hoa ở khắp mọi nơi, từ góc vườn của người dân đến vườn hoa rộng lớn của thành phố, hoa khoe sắc từng cụm nhỏ ven hồ Xuân Hương đến những cánh đồng hoang dại và rực rỡ ở ngoại ô, hay chính trong khách sạn nơi du khách lưu trú và ngay cả quán cà phê bên lề đường hoa cũng len lỏi khoe sắc trong nắng sớm như đón chào một ngày mới với ngàn hoa rực rỡ... Chắc cũng vì vậy mà cứ hai năm một lần vào tháng 12, người ta lại tổ chức hẳn một Festival Hoa, một sự kiện mang tầm quốc gia tại thành phố ngàn hoa này.

Tại Festival Hoa, người dân địa phương cũng như du khách sẽ có dịp thăm thú các không gian hoa được trang hoàng đẹp mắt và rực rỡ tại hồ Xuân Hương, quảng trường Lâm Viên, các làng hoa nổi tiếng như Vạn Thành, Thái Phiên,... hay thậm chí là chính các bồn hoa ven đường cũng bỗng trở nên đẹp đẽ đến lạ. Ngoài hoa, các loại rau, cây cảnh của tỉnh Lâm Đồng cũng như từ nhiều vùng miền trong cả nước và một số quốc gia khác cũng được trưng bày trong dịp này. Ngoài mục đích thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại đây, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho thành phố, Festival Hoa còn là hoạt động tôn vinh giá trị của hoa và nghề trồng hoa, nhằm kêu gọi đầu tư vào ngành trồng hoa Đà Lạt, cũng như quảng bá hình ảnh, vẻ đẹp của thành phố, văn hóa và con người nơi đây.

Bản thân đến Đà Lạt rất nhiều lần, vào nhiều khoảng thời gian trong năm, nhưng tôi lại chưa may mắn đến đúng dịp Festival Hoa Đà Lạt. Nhất định, năm nay, phải đến thành phố mà bản thân mỗi lần ghé thăm lại mang đến cho tôi chút gì đó xao xuyến, vấn vương. Nghe nói năm nay, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VIII sẽ diễn ra từ ngày 20 đến 24 tháng 12. Xách ba lô lên và đi thôi nào. Đi để bắt gặp màu hồng của hoa mai anh đào, hoa tường vi, màu tím nhẹ nhàng quyến rũ của hoa phượng tím, hoa lưu ly; màu vàng của hoa ly, hoa thiên lý, màu đỏ của hoa hồng; màu trắng của hoa huệ,...

Tháng 12, tháng của Festival Hoa lại sắp đến... Tôi lại có hẹn với Đà Lạt - thành phố Festival Hoa.

Nhắc đến Đà Lạt, người ta không chỉ nhớ đến cái se lạnh đặc trưng của khí trời, mà nơi đây còn làm xao xuyến lòng người bởi những làng hoa mà những nơi khác không dễ dàng gì có được. Có lẽ vì vậy mà Festival hoa Đà Lạt luôn là sự kiện được mong chờ nhất tại nơi này.

Festival Hoa Đà Lạt là một sự kiện lễ hội được tổ chức hai năm một lần vào tháng 12 - tháng Đà Lạt có thời tiết đẹp nhất trong năm tại thành phố Đà LạtLâm ĐồngViệt Nam và một số địa phương khác trong tỉnh Lâm Đồng.

Thông thường, Festival hoa sẽ được tổ chức tại quảng trường Lâm Viên với nhiều khung chương trình đặc sắc diễn ra từ 4 đến 5 ngày liền. Cứ mỗi lần sự kiện Festival được diễn ra thì sẽ có một chủ đề khác nhau. Festival hoa là dịp để thành phố này trưng bày, triển lãm các loại rau, hoa, cây cảnh của địa phương cũng như từ nhiều vùng miền trong cả nước và một số quốc gia khác nhằm mục đích thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho thành phố. Tại đây, muôn vàn loài hoa sẽ được kết thành những hình thù khác nhau như những con vật thật ngộ nghĩnh, đáng yêu hay là những bông hoa được trồng theo hình thù một ngôi nhà sàn - một nét đặc trưng trong văn hóa của 54 dân tộc anh em. Đến với Festival hoa Đà Lạt, không chỉ người dân nơi đây mà cả những khách du lịch sẽ được tận hưởng bầu không khí vui vẻ, nhộn nhịp trong đêm khai mạc lễ hội với những màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, mang tinh thần dân tộc cao.

Để có được “công trình hoa” rực rỡ sắc màu như vậy, các địa phương trồng hoa và các cô chú nhân viên đã ngày đêm vất vả để đem lại một mùa Festival hoa thành công. Chính vì thế Festival Hoa còn là một hoạt động tôn vinh giá trị của hoa và nghề trồng hoa, nhằm kêu gọi đầu tư vào ngành trồng hoa Đà Lạt, cũng như quảng bá hình ảnh, vẻ đẹp của thành phố, văn hóa và con người Đà Lạt. Đây là một sự kiện mang tầm quốc gia.

Không phải tự nhiên mà Festival hoa Đà Lạt lại trở thành một sự kiện mang tầm cỡ quốc gia như vậy. Đà Lạt không chỉ là nơi đặc sản của “vùng đất mộng mơ”, “xứ sở sương mù”, mà còn là “thành phố ngàn hoa nữa”. Những loài hoa xinh đẹp nhất có lẽ từ lâu đã bén duyên với vùng đất du lịch này và biến nó thành một nơi thu hút lòng người bất kể có phải là ngày lễ hay không, Đà Lạt luôn đầy ắp tiếng cười vui, hạnh phúc của khách du lịch.

Giữa một nền văn hóa đang chuyển mình hòa nhập cùng các anh em nước bạn thì cần lắm những sự kiện thể hiện được bản sắc văn hóa như thế này để những người con Việt không quên đi đất nước của mình cũng có những điều tốt đẹp, cũng sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên hiếm có.

         Có một nơi mà trong cuộc đời mỗi một người điều phải có, đó chính là quê hương.  Nơi chúng ta đã được sinh ra và lớn lên, ấy chính là quê hương của mỗi chúng ta. Nơi đó thật sự là nơi quen thuộc, và cũng trở nên sự gắn bó, sự nhớ nhung da diết mỗi khi chúng ta phải cách xa.

           Tôi đã được sinh ra tại một vùng quê nghèo của vùng sông nước Cà Mau. Tuy nói là vùng quê, nhưng nó vẫn thuộc nội thành thành phố Cà Mau, do thời điểm khi ấy Cà Mau vẫn chưa được phát triển như bây giờ nên có thể gọi như vậy.

         Phía sau nhà tôi là một cánh đồng rộng lớn, lúc nhỏ, tôi rất thường hay ra sau vườn ngồi dưới bóng mát của tàn cây mà nhìn về phía cánh đồng. Mỗi khi đến mùa lúa, ban đầu thì cả cánh đồng là một màu xanh mơn mởn. Tôi thường hay dành thời gian ngắm nhìn “tấm thảm xanh” ấy dập dìu trong gió. Những lúc như vậy, tôi cảm thấy tâm hồn mình tươi mới và tràn đầy sức sống hơn. Rồi độ vài tháng, từ màu xanh ấy, cánh đồng sẽ được chuyển dần sang màu vàng, rồi những bông lúa chín vàng sẽ quằn nặng bao phủ cả cánh đồng.

         Màu vàng lại dễ khiến cho tâm hồn mộng mơ của tôi đơm hoa kết trái. Tôi thường rảnh rỗi ngồi viết những bài thơ và những câu chuyện ngắn. Khi tôi lớn hơn, đã vào học chuyên nghành rồi thì vẫn còn giữ thói quen ấy. Mỗi khi về quê thăm gia đình, tôi vẫn thường ra xem cánh đồng sau vườn nhà mình. Khi ấy tôi thường theo cảm xúc mà viết bài rồi gửi cho thầy Như, là thầy giáo của tôi lúc bấy giờ, có thể nói rằng thầy là độc giả đầu tiên của tôi. Vì vậy mà khi thầy gặp tôi trong lớp học thầy chỉ gọi tôi bằng bút danh mà thôi.

  Giờ đây, dù đã xa quê nhiều năm, nhưng tôi vẫn không thể quên những kỉ niệm mà tôi đã gắn bó với cánh đồng của quê mình. Thật, ấy là những kỷ niệm đẹp mà tạo hóa đã ban cho cuộc đời tôi.

“Củ Chi – Đất thép thành đồng” đó là cái tên mà người ta gọi nơi tôi sinh ra và lớn lên. Quê hương của những người anh hùng đã hi sinh mạng sống và thân thể của mình để mang đến sự hòa bình cho dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp – chống , cứu nước. Cứ nhắc đến Củ Chi là người ta sẽ nghĩ ngay đến Địa đạo. Một khu di tích độc đáo, mang tính lịch sử dân tộc hào hùng. Công trình này do chính những người dân Củ Chi đào sâu dưới lòng đất, là nơi ẩn náu cho người dân mỗi khi giặc tấn công hoặc tránh những quả bom mà máy bay của Mĩ thả xuống. Với những hào lượn quanh bên những hố chông đã từng là nỗi ám ảnh và khiếp sợ của quân địch.  Những người anh hùng kiên cường, bất khuất vừa phải chịu sinh sống dưới lòng đất ẩm thấp, tối om vừa phải chiến đấu và hết lòng tìm ra phương án làm sao để đối phó với quân xâm lược. Thức ăn chỉ là củ mì để sống qua ngày. Mọi điều ấy, đều được lưu lại nếu chúng ta đến thăm và trực tiếp tri nghiệm khi chui xuống hầm địa đạo.

Nên, những khách du lịch khi tham quan và chui hầm Địa đạo Củ Chi sẽ được thưởng thức những món làm từ Củ mì rất thơm ngon, mang đậm dấu ấn của quê hương Củ Chi.

Và cũng có vài câu chuyện vui từ vị trí của Củ Chi. Tuy là một huyện ngoại thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh nhưng một số người sống trong nội thành đều không biết sự có mặt của Củ Chi. Điển hình có nhiều đứa bạn học chung Đại học hỏi tôi “Củ Chi là miền tây hay miền núi vậy bạn?” hay là “Ở Củ Chi vậy nhà bạn có hầm không?”. Còn có một điều khá thú vị nữa là mỗi lần đi học là như đi phượt, vượt hơn 30km để đến trường.

Đặc biệt nếu là dân Củ Chi thì sẽ có một kĩ năng mới là đoán được tất cả những điểm mà “Pokemon” hay đứng để đưa ra một phương pháp an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông. Còn khi đặt đồ mua qua mạng thì phải nhận giá ship tỉnh hoặc là không được giao hàng cũng đừng quá bất ngờ.

Củ Chi không xô bồ, không kẹt xe như Sài Gòn, 9h tối ra đường là đã vắng tanh nhưng là nơi rất đáng sống, không khí thoải mái, yên bình như vùng quê, người dân thì nhiệt tình, hàng xóm láng giềng thân thiện, một năm sẽ được mời chừng chục cái đám giỗ để tăng tình bằng hữu.

Nếu bạn muốn được trải nghiệm một ngày tham quan du lịch “miền quê” thì lựa chọn “Tour Củ Chi” là rất hợp lí. Không những được tham quan khu Di tích lịch sử nổi tiếng, trải nghiệm cuộc sống dưới hầm địa đạo mà còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản, thơm ngon hấp dẫn như củ mì, bò tơ…Chần chừ gì nữa mà không ghé thăm thử Củ Chi Đất Thép  phải không mọi người?

“Củ Chi – Đất thép thành đồng” đó là cái tên mà người ta gọi nơi em sinh ra và lớn lên. Quê hương của những người anh hùng đã hi sinh mạng của mình để mang lại sự hòa bình cho dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp – Mĩ. Cứ nhắc đến Củ Chi là người ta sẽ nghĩ ngay đến Địa đạo - một khu di tích độc đáo, mang tính lịch sử dân tộc hào hùng. Công trình này do chính những người dân Củ Chi đào sâu dưới lòng đất, tạo nên một căn cứ bí mật vừa nơi ẩn nấu cho người dân mỗi khi giặc tấn công hoặc tránh những quả bom mà máy bay của Mĩ thả xuống vừa là nơi để tập kích một cách bất ngờ khiến cho quân địch khiếp vía.

Những người anh hùng kiên cường, bất khuất đã phải chịu sinh sống dưới lòng đất ẩm thấp, tối om và tiếp tục suy nghĩ cách làm sao để đối phó với quân xâm lược, họ chỉ ăn củ mì sống qua ngày. Và bây giờ Củ mì chính là đặc sản của quê hương Củ Chi. Những khách du lịch khi tham quan Địa đạo Củ Chi sẽ được thưởng thức những món làm từ Củ mì rất thơm ngon, mang đậm dấu ấn của quê hương Củ Chi. Và cũng có vài câu chuyện vui từ vị trí của Củ Chi. Tuy là một huyện ngoại thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh nhưng một số người sống trong nội thành đều không biết sự có mặt của Củ Chi. Điển hình có nhiều đứa bạn học chung đại học hỏi em “Củ Chi là miền tây hay miền núi vậy bạn?” hay là “Ở Củ Chi vậy nhà bạn có hầm không”. Còn có một điều khá thú vị nữa là mỗi lần đi học là như đi phượt, vượt hơn 30km để đến trường. Đặc biệt nếu là dân Củ Chi thì sẽ có một kĩ năng mới là đoán được tất cả những điểm mà “Pokemon” hay đứng để đưa ra một phương pháp an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông. Còn khi đặt đồ mua qua mạng thì auto nhận giá ship tỉnh hoặc là không được giao hàng cũng đừng quá bất ngờ. Củ Chi không xô bồ, không kẹt xe như Sài Gòn, 9h tối ra đường là đã vắng tanh nhưng là nơi rất đáng sống, không khí thoải mái, yên bình như vùng quê, người dân thì nhiệt tình, hàng xóm láng giềng thân thiện, một năm sẽ được mời chừng chục cái đám giỗ để tăng tình bạn hữu. Đó cũng là lí do em không muốn làm việc ở Sài Gòn, chỉ muốn kiếm một công việc gần nhà để được sống ở nơi rất đáng sống như vậy. N.H.

Khi bạn đến Cà Mau thì bạn sẽ được nghe nhiều đến một nơi gọi là Chợ nổi Cà Mau.

Ngày xưa trên một khúc sông nm ngay dưới lòng cầu Ghành Hào Cà Mau có một cái chợ mà người ta gọi là Chợ nổi. Sở dĩ được gọi như vậy là chợ được hình thành bởi hàng chục chiếc ghe hàng hóa đậu dọc trên sông. Hàng hóa chủ yếu là các loại rau củ, hoa quả hay trái cây. Ở đầu mỗi chiếc ghe sẽ có một cây sào được treo ngang và vô s hàng hóa treo lng lẳng trên cây sào ấy để các thương lái nhỏ, hoặc nhng người cân hàng đi bán dạo biết rằng trên ghe đó có những loại hàng hóa nào.

Bên  cạnh đó dòng sông cũng dập dìu những tàu ghe khác như: đò dưa khách qua sông, ghe bán bánh mì, ghe bán hủ tiếu, bánh lọt, … vân vân. Kề bên còn có cả bến đò lớn để đưa rước khách đi từ thành phố về các huyện nữa. Tàu ghe liên tục ra vào mang theo những đợt sóng cứ cuốn theo từng đợt vào b. Thậm chí đợt sóng này chưa kịp kết thúc thì những đợt sóng khác đã đuổi theo sau và đùa cả vào trong bờ kè rồi.

Lúc nhỏ tôi thường xuyên được đến chợ nổi này cùng với Mẹ. Bởi Mẹ tôi lúc ấy là một trong những người thường xuyên đi cân hàng ở chợ nổi này rồi mang về quê bán lẻ lại cho người ta. Theo cách gọi mà thường được nghe nhất đó là “bán hàng rong”. Mỗi sáng khoảng ba bốn giờ sáng, Mẹ tôi đã thức dậy chuẩn bị thuyền chèo và chèo từ nhà ra đến tận chợ nổi để cân đ về. Có khi mẹ chở cả một xuồng bp nếp, khi ấy tôi chng thấy một trái Bp Mỹ nào có mặt trong chợ nổi cả, lại có khi một xuồng khóm, rồi có khi nhiều loại trái cây và rau quả khác nhau.

Những chuyến tôi được cùng đi với Mẹ, tôi mới có thể thấy được Mẹ tôi đã chịu đựng sự vất vả và nặng nhọc biết bao. Ban đầu tôi hú cả tim, Mẹ thường chở đồ rất đầy, thậm chí sóng đánh một cái là liếm cả be xuồng, có khi còn văng cả vào bên trong nữa. Dầu vậy, nhưng mỗi lần đi mỗi một lần khó, cho nên Mẹ thường cân đồ đầy cả xuồng là thế. Chiếc xuồng của những người đi bán hàng rong thường rất bé so với các ghe hàng. Phải có người trông coi nếu không l va vào thân tàu do sóng mạnh thì chỉ có kết quả là phải sửa cha lại xuồng ghe của mình mà thôi. Vậy mà không ít lần Mẹ tôi phải đi một mình trong những ngày anh chị em chúng tôi phải đi học.

Có thể nói rng để nuôi sống và có chi phí cho anh chị em tôi học tập thì Mẹ tôi đã gắn bó với chợ nổi Cà Mau trong suốt khoảng thời gian hơn 20 năm cuộc đời của Mẹ!

Ngày nay, khi mọi thứ đều phát triển, cuộc sống hiện đại hơn, các khu chợ được mở rộng và kể từ đó chợ nổi đã không còn như xưa nữa. Một số thương buôn sau khi chở hàng lên thì chở thẳng lên trên chợ phường 7 rồi cho ghe về chứ không còn neo lại nữa. Ngay cả địa điểm chợ cũng dời ra xa hơn. Có lẽ như vậy sẽ giúp cho tàu ghe trong thành phố dễ lưu thông, nhưng đồng thời hình ảnh tấp nập ngày xưa trên chợ nổi đã không còn.

Tuy nhiên , dù thế nào đi chăng nữa thì chợ nổi Cà Mau vẫn là một kỷ niệm đẹp trong tôi. Hình ảnh Mẹ tôi với lưng áo ướt đm mồ hôi vì nặng nhọc trên những chiếc ghe hàng là hình ảnh không thể nào phai trong tôi. Cho nên có thể nói rằng, chợ nổi Cà Mau là nơi đã  giúp tôi yêu Mẹ nhiều hơn. Xin cảm ơn Thượng Đế đã gắn kết tình yêu thương của tôi với Mẹ, và cho tôi thấu hiểu ni nhọc nhằn của Mẹ thông qua những chuyến chợ nổi Cà Mau ấy! M.CHUYỀN.

      Nếu như Đà Nẵng được mệnh danh là “ Thành phố đáng sống nhất”  thì Sài Gòn là một “ Thành phố hiện đại bậc nhất” của dải đất chữ S này. Người ta nói Sài Gòn là thành phố của sự xa hoa và tráng lệ quả không sai tí nào, bởi khi tôi mới đặt chân vào vùng đất này, cái cảm giác đầu tiên là choáng ngợp bởi sự sang trọng ấy. Một thành phố không ngủ khi màn đêm buông xuống và cũng là một thành phố bon chen xô bồ khi ánh nắng mới nhô lên. Tất cả đã tạo ra một Sài Gòn rất khó diễn tả nên lời ngoài từ tráng lệ.

Tôi vào Sài Gòn được 5 năm, thật ra việc học cũng đã chiếm lấy hết 4 năm rồi, còn một năm thì mới ra trường bắt đầu đi làm việc. Nên cái cảm nhận Sài Gòn trong tôi là cảm nhận của một đứa sinh viên xa nhà vào Sài Gòn bắt đầu cuộc sống mới và công việc mới. Tôi còn nhớ như in cái ngày đầu tiên bỡ ngỡ chân ráo chân ướt vào Sài Gòn, ngồi trên chiếc xe Wave cũ để anh trai tôi chở đi tìm phòng trọ gần trường. Và thế là cái cảm nhận đập vào đầu tôi ngay lúc đó là một cảm xúc vỡ òa khi tôi thấy Sài Gòn thật rộng lớn và xinh đẹp với những hàng cây trải dài và những tòa nhà cao tầng nhìn lên chỉ thấy mỏi cổ chứ cũng không thấy được đỉnh của tòa nhà ấy như thế nào nữa. Một cảm giác vui sướng đến lạ thường vì lần đầu tiên trong đời tôi được đi đến một nơi sang trọng và hiện đại đến như thế.

Và cứ thế, tôi bắt đầu hòa nhịp dần với cuộc sống xô bồ nơi đây, mỗi lần đi học qua những hàng cây cổ thụ xanh ngát trên đường Tôn Đức Thắng tôi đều ngắm nhìn chúng như những người đi trước mang đầy dấu vết của thời gian, nhưng nãy chúng đã không còn nữa mà nhường chỗ cho những công trình trọng điểm của Thành phố. Nhìn dòng người bon chen đông đúc đi làm mỗi buổi sáng, chắc cũng không ít người giống như tôi chỉ muốn quay về phòng và nhâm nhi một tách trà sữa nóng mà thôi. Có lẽ với tôi nhịp sống không cần vội vã quá, mà chỉ cần êm đềm nhẹ nhàng trôi qua mà thôi.

Khi màn đêm buông xuống Thành phố này cũng là lúc các con phố bắt đầu lên đèn điện sáng ngời các con đường lớn trên khắp Quận 1 – một khu vực sầm uất vui chơi về đêm cho mọi người. Những dịp Tết đến xuân về hay giai đoạn này đang là mùa Giáng sinh, nên khắp nơi đều trang trí rất sặc sỡ, sinh động các hình ảnh, bông hoa, câu  đối Tết.  Tôi rất thích không khí trong những ngày này vì Sài Gòn đẹp lắm, lung linh lắm và giống như không khí Tết quê hương đang ngập tràn khắp mọi nơi.

Người Pháp đã từng nói “ Sài Gòn là hòn ngọc viễn Đông”, là nơi mà ai cũng dòm ngó vì sự phát triển với tốc độ nhanh chóng và hòa nhập với thế giới của nó. Quả thật như thế, Sài Gòn là thành phố tuyệt vời để phát triển những điều mới mẻ và hay. Với tôi, Sài Gòn luôn hiện đại,  là quê hương thứ hai đầy yêu thương của chính mình, là một thành phố năng động để các bạn trẻ như tôi có thể bắt nhịp được với môi trường mới đầy tự tin hơn với sức trẻ và tinh thần ham học hỏi của mình. T.Dung

      Tôi là một người con của miền Trung thân thương – nơi mà cái nắng cái gió đến rát người đã làm sạm đen đi làn da của những người nông dân nơi vùng nghèo. Nơi tôi ở là Quảng Ngãi, một tỉnh thuộc khu vực Trung Trung Bộ, với đầy kỉ niệm tuổi thơ và những khoảnh khắc ngọt ngào hạnh phúc trong cuộc đời cùng gia đình và bạn bè thời thơ ấu. Mảnh đất thiêng liêng ấy chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn tôi mỗi ngày và dần dần trưởng thành theo thời gian. Tôi của ngày hôm nay đã được bao bọc, chở che và được nuôi dạy từ chính quê hương Quảng Ngãi của mình.

Quảng Ngãi là một vùng đất có khí hậu nóng khô về mùa hè và se lạnh vào mùa đông. Nó không có cái lạnh rét buốt như ở Sapa hay có cái nóng cháy khô như vùng đồi cát ở Bình Thuận, Quảng Ngãi mang trong mình khí hậu là sự giao thoa của nhiều yếu tố và vùng miền. Phía Tây tiếp giáp với Lào nên vào những ngày hè, khoảng cuối tháng 5, hết tháng 6 thì nơi đây phải hứng chịu những cơn gió Lào đầy rát da từ bên đất nước bạn Lào thổi qua. Đây cũng chính là thời điểm bắt đầu vào mùa thu hoạch cây lúa, nên những người nông dân nơi đây phải trải qua một thời gian đầy vất vả chống chọi với cái nắng nóng gắt để thu hoạch mùa vụ. Để nói về mùa mưa tháng 10, tháng 11 thì quả thật người dân miền Trung, không riêng ở Quảng Ngãi đã phải rất chật vật, gian nan mới vượt qua được những mùa lũ lụt tràn về trên khắp mọi vùng đất nghèo. Hằng năm những đợt áp thấp nhiệt đới từ Trạm khí tượng thủy văn của tỉnh cảnh báo sắp có cơn lũ đi qua, thì tất cả như đã được mặc định sẵn trong đầu, người người nhà nhà cùng nhau dự trữ thức ăn nước uống, di chuyển đồ đạc đến nơi cao hơn, cả những đàn gia súc gia cầm cũng đều được người dân di tản đi trước đó 2, 3 ngày khi có lũ xảy ra. Khi nước lũ tràn về, những nhà nơi thấp đều ngập trong nước lũ, trời mưa lớn nước lũ dâng cao khiến ai nấy đều hoảng sợ và lo lắng rất nhiều. Một cảnh tượng hết sức bi thảm mà những trận lũ lụt gây ra cho những mảnh đời tại quê hương tôi.

Những năm tháng gắn liền với cái nắng và những trận lũ khiến tôi nhớ mãi không bao giờ quên được, nhưng người dân quê tôi vẫn anh hùng, vẫn kiên cường như thế, lần lượt họ đã dần thích nghi và sống cùng với những khắc nghiệt của thiên nhiên. Họ vẫn sống, vẫn chiến đấu với sự nghiệt ngã của tự nhiên và lao động hết mình để có những thành quả xứng đáng. Ai ai trong vùng quê tôi cũng đều cố gắng lao động bằng nghề nông, tuy nó không thể giúp họ giàu có về tiền bạc nhưng sự khôn lớn trưởng thành và việc ăn học đến nơi đến chốn của những đứa con là một thành quả ngọt ngào cho sự lam lũ của người nông dân nơi đây.

Nói về những dịp cuối năm Tết đến xuân về, trăm hoa đua sắc trên con đường Phạm Văn Đồng- con đường bán hoa nhộn nhịp nhất dịp Tết tại Quảng Ngãi đã thu hút rất đông người đến thưởng thức sắc đẹp của rất nhiều loài hoa. Người dân quê tôi rất chân thành và mến khách như cái cách mà họ trân trọng và giúp đỡ nhau trong những ngày khó khăn gian khổ bộn bề. Quê hương tôi là thế, đã dạy tôi lớn lên từng ngày, nơi có ba mẹ tôi, gia đình và bạn bè tôi, cùng những người dân sống rất tình cảm đã đem đến trong cuộc đời tôi rất nhiều giá trị tốt đẹp để đến bây giờ và cả mai sau tôi đều yêu quê tôi đến như thế, cái yêu trong sự hãnh diện với hai từ Quảng Ngãi thân thương.

Đã từng có câu hát: “ Quảng Ngãi quê mình trăm mến ngàn thương”, cái trăm mến ngàn thương mà những người con được sinh ra và lớn lên tại đây luôn mang theo suốt trong tim mỗi người, cho dù họ có sinh sống và làm việc ở đâu đi chăng nữa, thì tình yêu quê hương vẫn luôn đâu đó trong chính mỗi chúng ta. Quê hương tôi đã cho tôi bóng mát của cuộc đời, đã giúp tôi vững thêm ý chí cho những ngày khó khăn tại thành phố bon chen đông người này, đã dạy tôi rất nhiều điều về đạo đức và nhân cách con người, và đặc biệt nơi đó tôi có sự yêu thương của chính ba mẹ và gia đình tôi – những người tôi yêu. T.Dung

      Theo học ngành Hướng dẫn viên du lịch, nên tôi được đi đến  rất nhiều nơi trên dải đất chữ S này. Mỗi vùng đất mới, nơi tôi đến đều đem lại cho tôi những cảm xúc khó tả bởi cái đẹp, cái lãng mạn và cái không khí khác lạ mà tôi chưa hề được biết đến lần nào. Mỗi nơi tôi đi qua đều có một bản sắc riêng, một lối sống riêng, những món ăn riêng, mang đậm dấu ấn vùng miền, cái cảm giác thích thú xen lẫn ngạc nhiên luôn rạo rực trong lòng mỗi khi tôi được đi đâu đó, nơi mà tôi chưa đến lần nào. Và Sapa cũng như thế, một vẻ đẹp hoang sơ núi rừng vùng Tây Bắc, phong cảnh hùng vĩ bởi những con đèo quanh co đáng sợ bên cạnh những cánh đồng ruộng bậc thang bát ngát xanh rì vô tận. Tôi như lạc lên một chốn bồng lai tiên cảnh trên chiếc xe khách chở cả đoàn đi tham quan Sapa vậy, thật thú vị và tuyệt vời.

Vào những ngày cuối tháng 7 năm 2016, chúng tôi được thầy cô và Nhà trường tổ chức chuyến tham quan học tập từ Bắc vào Nam với hơn 13 ngày đi lẫn về, trong các cung đường tôi đi, có 1 ngày tham quan tại Sapa và được ngủ lại tại thành phố sương mù này. Quả thật Đà Lạt cũng se lạnh vào ban đêm, các cặp đôi cùng nhau khoác tay nhau đi giữa cái lạnh về đêm của Đà Lạt thật lãng mạn. Nhưng đến với Sapa thì chắc chắn một điều rằng, cảm giác ấy sẽ khác hơn Đà Lạt, bởi không gian nơi vùng núi rừng thật hùng vĩ xen lẫn với cuộc sống của những người dân tộc bản địa nơi đây, khiến du khách như đang hòa mình vào cuộc sống của người dân, không bon chen, không cầu kì, ai ai cũng sống tình cảm và chân thành với nhau.

Ban ngày, không khí ấm áp với những tia nắng dịu nhẹ chứ không gay gắt như mùa nắng nóng của miền Trung, khiến du khách rất dễ chịu với kiểu khí hậu này. Một lần được đi vào buôn làng của người dân tộc bản địa và thăm quan nơi ở của họ, được giới thiệu các sản phẩm được người dân làm và đặc biệt được đắm chìm trong khung cảnh đẹp như tranh của những mảnh ruộng bậc thang hết sức cầu kì của người dân nơi đây, chúng ta như lạc vào bức tranh “sơn thủy hữu tình” của các họa sĩ vậy. Những con suối nhỏ chạy róc rách bên dưới chân đồi, những cách đồng bao la xanh tăm tắp, những ngọn đèo uốn lượn, tất cả hòa quyện lại tạo nên một Sapa thật đẹp, thật nên thơ. Màn đêm buông xuống cũng là lúc người dân bản địa bày bán trên đường những món hàng thổ cẩm họ đã tự tay làm để bán thêm kiếm tiền trang trải cho cuộc sống gia đình. Những câu nói thật thà chất phác của người bán như động đến tấm lòng xót thương của người mua; chúng tôi được chào đón rất thân thiện với tấm lòng đầy hiếu khách của mọi người nơi đây. Một không khí về đêm với đầy mùi hương của những món ăn nơi núi rừng được nướng bốc khói ngào ngạt như quấn lấy những du khách không rời, thật là một khung cảnh làm xao xuyến lòng người về đêm của Sapa.

Đến Sapa một lần, chắc hẳn các bạn sẽ thấy được vẻ đẹp kì vĩ của nó vào ban ngày qua những cung đường quanh co tuyệt đẹp, về đêm là khoảng thời gian bạn sẽ được nhâm nhi cốc sữa nóng hay trái bắp luộc chín bốc khói quyện với hương thơm ngọt ngào của sữa bắp, khiến bạn không thể nào quên được hương vị mà người dân nơi đây mang lại cho bạn. Cái không khí se lạnh hoặc đôi khi lạnh tê tái nơi đây sẽ là những khoảng thời gian khiến bạn như quên đi mọi mệt mỏi, âu lo trong cuộc sống hiện đại ngày hôm nay. Hãy thử đến Sapa một lần để cùng nhau trải nghiệm các cung bậc cảm xúc tuyệt vời như chính mình đã từng trải các bạn nhé. T.Dung

    Tôi thích cách gọi Sài Gòn như xưa hơn cách gọi bây giờ. Chí đơn giản một điều là Sài Gòn xưa phát triển, là hòn ngọc viễn đông, là cách gọi ngắn gọn mang dáng vóc của những điều xưa cũ mà nó hợp với con người hoài niệm như tôi. Lần đầu thấy Sài Gòn, tôi thấy lạ. Cũng đúng thôi bởi nó khác xa so với nơi tôi sống. Một Quận của Sài Gòn còn lớn hơn cái thành phố bé nhỏ miền quê tôi sống suốt mười tám năm qua. Tôi không biết người Sài Gòn chính gốc thì như thế nào vì dân Sài Gòn bây giờ đa phần là dân nhập cư, sự pha trộn của những miền văn hóa tạo nên cái không khí sôi động, nhưng hơi lộn xộn nơi Sài thành. Đặc điểm nhận dạng nơi bạn đến là hãy bước ra đường và nhìn vào những biển số xe đang chạy ngoài đường, bạn sẽ biết anh ta, chị ta đến từ đâu, vùng miền nào. Tại sao tôi thấy Sài Gòn hoa lệ. Bởi vì, “Hoa” thường dành cho người giàu và “Lệ” hay dành cho người nghèo. Sài Gòn chỉ có hai mùa mưa nắng. Mà nắng Sài Gòn thì nóng rát, cái nắng như thiêu đốt mọi thứ cho đến khi có cơn mưa dông ở đâu bỗng dưng đổ ào làm ướt người đi đường. Mỗi lúc trời mưa, sự “hoa lệ” Sài Gòn lại hiện rõ. Những người công nhân, những nhân viên văn phòng với thu nhập trung bình và thấp bì bõm dắt xe lội qua con đường đầy nước vì nước không thoát kịp. Những người có điều kiện hơn, ngồi trên những xe ô tô sang trọng thì đi qua  dòng nước ấy nhẹ nhàng hơn. Những người bán buôn mặt buồn rười rượi vì nay không bán được hàng chiều vì trời mưa lớn. Những cô chú công nhân dọn vệ sinh môi trường cũng tất bật không kém. Nơi đây, bạn sẽ thấy sự chênh lệch về mức sống rất cao. Bạn có thể thấy những quán bar, vũ trường, những khách sạn nhà hàng sang trọng, mà một bữa ăn, một giờ nghỉ trong ấy cũng tốn cả mấy triệu đồng, là cả thu nhập một tháng của một người lao động phổ thông bình thường. Ở đây, bạn sẽ thấy được cùng là học sinh, nhưng có những đứa trẻ học ở ngôi trường Quốc tế với học phí đắt đỏ mà cũng chính số học phí đó là học phí học mấy năm của những học sinh trường công lập bình thường. Ở mọi nơi phát triển trên thế giới này, sự phát triển luôn có hai mặt của nó: mặt tích cực và mặt tiêu cực. Tôi cũng thấy người dân Sài Gòn hào phóng với những tủ cho tiền, cho đồ ăn, thức uống miễn phí, nơi mà tình thương giữa người với người vẫn còn tồn tại trong xã hội khắc nghiệt mang tính cạnh tranh như hiện nay. Tôi vẫn sống ở dãy trọ cũ hằng ấy năm mà nó cũng trở thành một phần của cuộc đời tôi. Tôi cũng nhìn thấy những tòa nhà chọc trời mới xây lên trên thành phố này. Cuộc đời là một cuộc đua, nếu tôi không nhanh chân, tôi sẽ bị bỏ lại ở phía sau và không biết hậu quả như thế nào. Sau bốn năm, nhân sinh quan tôi thay đổi, tôi không nhìn vào mặt tiêu cực của thành phố như kẹt xe, tắc đường, ô nhiễm, ngập nước nữa mà thay vào đó là nhìn vào mặt tích cực của vấn đề. Bởi tôi biết luôn tồn tại song song giữa hai mặt trong một vấn đề mà nếu con người ta cứ mãi đắm chìm trong mặt tiêu cực thì cuộc đời họ sẽ không bao giờ hạnh phúc được. Mà tôi, tôi thì muốn sống hạnh phúc. Cuộc sống, không cần quá dài, mà chỉ cần có ý nghĩa. Là bạn đang sống hay chỉ đang tồn tại, tôi tin ai cũng có đáp án cho riêng mình. Sài Gòn là nơi không hoàn mỹ nhưng đủ đầy cho tuổi trẻ cuồng nhiệt của tôi.

Tôi yêu Sài Gòn. PVy.

-“Cô ở Sài Gòn mười mấy năm mà nay mới thấy nước lũ đấy cháu!”. Cô Mười hàng xóm trò truyện với tôi.

- “Dạ vâng, kể từ lúc vô Sài Gòn giờ này cháu mới thấy nước lũ luôn ạ! Ở quê cháu thì lũ hầu như năm nào cũng có ạ”. Tôi rôm rả trò truyện trong khi tay dọn đồ đạc lên gác cho khỏi ướt.

Xong xuôi mọi việc, đặt lưng nằm nghĩ, bỗng bao ký ức của ngày xưa ở quê lại hiện về trong tâm trí tôi rõ mồn một, mọi chuyện như mới xảy ra hôm qua. Quê tôi là một tỉnh nằm ở Trung Bộ. Mảnh đất miền Trung đầy nắng gió và những ngày mưa bão. Mảnh đất nhỏ bé ấy gánh chịu hậu quả của thiên nhiên cũng như bao nhiêu đau thương của những ngày chiến tranh ác liệt. Sự khắc nghiệt của khí hậu tạo nên tính chất mạnh mẽ, kiên cường chịu thương, chịu khó của người dân quê tôi. Lại nhớ về những ngày hè trên cánh đồng mùa gặt. Khi những bông lúa nặng trĩu đòng, cánh đồng bỗng thay màu áo mới rực vàng, người dân lại bước vào vụ mùa thu hoạch. Cả cánh đồng nhộn nhịp vui như trẩy hội. Làng quê nghèo rộn ràng vui tươi. Tiếng nói, tiếng cười xốn xang cả một vùng đất trời. Sau khi gặt xong, rơm rạ được chất đầy sân, cánh đồng lại trở thành nơi vui chơi cho lũ trẻ chúng tôi. Nào là thả diều, nào là đuổi bắt, trốn tìm,…Đôi chân trần nhỏ bé chạy trên cánh đồng mà quên cả chân đau lên vì gốc rạ còn sót lại. Người ta nói tuổi thơ ở quê là bình yên nhất, một tuổi thơ dữ dội với bao trò nghịch ngợm, những ký ức như những thanh âm trong trẻo là bản nhạc làm  người ta xao xuyến mãi khi về già. Mùa hè trôi qua, chúng tôi bước vào cái hương thu ngọt dịu thoang thoảng hương ổi trên mỗi bước đến trường. Tiếng trống trường vang vọng nơi góc sân trường nhỏ bé, thúc giục những cô cậu học trò rảo bước nhanh vội đến trường. Tiếng ê a đánh vần của những cô cậu nhỏ hay tiếng hát theo tiếng đàn đệm của cô giáo trộn lẫn vào nhau tạo nên bức tranh trường in hằn trong tâm trí. Rồi mùa mưa bão đến, đang học tự nhiên chúng tôi nhận thông báo nghỉ giữa chừng vì nước lũ dâng lên đột ngột. Cả bầy ồ lên sung sướng mà biết đâu được đây là tin dữ của người lớn. Chúng tôi nhanh chân về nhà khi nhận được “tin vui” nghỉ học. Chuyện của người lớn phức tạp lắm, bởi những người lớn có suy nghĩ riêng, có những nỗi bận tâm riêng.Còn tụi nhóc chúng tôi chỉ thơ ngây nghĩ bão lũ sẽ nghỉ học, mà nghỉ học thì vui biết chừng nào. Ba má tôi đang tất bật dọn đồ đạc lên chỗ cao, các chú các bác phụ dọn ôm heo, ôm gà lên chỗ cao vì nước dâng lên nhanh quá. Hai anh em tôi phụ dọn những vật nhẹ. Hai anh em vui đùa trong dòng nước lũ đục ngòm màu phù sa. Sau đó, thì đi xem người ta thả cá. Ai vừa câu được con cá lớn la lên vui mừng khôn xiết. Bữa cơm ngày lũ đạm bạc với ít cá muối với rau lang luộc. Bát cơm ấm ngày lũ ngon quá chừng để mỗi lúc xa quê lại nhớ. Mùa lũ qua đi nhanh chóng nhưng hậu quả thì còn đó. Người dân quê tôi sống chung với lũ như một thói quen mà hầu như ai cũng không bận lòng. Lũ làm ướt sách vở, cuốn trôi gà vịt, … nhưng lũ cũng mang lại phù sa cho những cánh đồng, nương bãi. Cuối đông, gần ngày xuân, lúc ấy không khí thật sự vui vẻ, người dân tha hương theo những chuyến tàu, những chuyến xe trở về quê ăn tết. Nào ba lô, va –li, nào quà tràn ngập khắp con đường lộ dẫn vào làng tôi. Quê nghèo không nuôi nỗi những con người trẻ, họ tha hương tìm vùng đất mới với những bao hoài bão, khát vọng. Cơn gió xuân nhè nhẹ lay cành mai, khóm tre già trước sân cùng tiếng hót véo von của chim chèo bẻo như khúc nhạc xuân rộn ràng. Bà tôi ngồi trông nồi bánh tét từ đêm qua, hai mắt bà mỏi mệt vì thức cả đêm trông nồi bánh. Mùa xuân đến nhanh như thế, rồi cũng qua nhanh, ai nấy lại tất bật trở lại cuộc sống hàng ngày với việc mưu sinh. Tôi dần lớn lên theo nhịp chảy của bốn mùa, nhanh như một cơn gió thoảng. Những cảnh ấy giờ trở thành những kỷ niệm ở miền ký ức xưa cũ.

Tôi dần chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay. PVy.

      Tôi, một người không sinh ra và lớn lên ở thành phố, quê tôi là một tỉnh thuộc miền Trung, tôi chỉ sống ở huyện nên việc được lên thành phố chơi là một niềm vui đối với những đứa ở quê như chúng tôi. Tuy thành phố không quá xa lạ, nhưng nó luôn là điều làm cho tôi thích thú, tò mò muốn tìm hiểu. Rồi sau khi học xong cấp ba, tôi đã được vào Sài Gòn để học tập và sinh sống. Tuy không gắn bó quá lâu, nhưng thời gian ba năm đã đủ cho tôi thấy cuộc sống ở đây như thế nào!

      Có thể là may mắn hơn nhiều người, trước lúc vào Sài Gòn học, tôi đã có cơ hội đến đây vài lần, dù chỉ là vào để chơi với anh chị, người thân vài hôm thôi nhưng điều đó đã giúp tôi đỡ bỡ ngỡ hơn khi chính thức vào đây sống. Không giống như các bạn ở quê, khi mới vào thành phố thì xa lạ, không có người thân bên mình, phải tự lập giữa một thành phố đông đúc như Sài Gòn, tôi thì may mắn, có người thân giúp đỡ, hỗ trợ nên cảm giác xa lạ nó cũng vơi đi bớt. Tuy nhiên để thích nghi được cũng là một vấn đề đối với những đứa mới lớn và ở quê như tôi.

      Sài Gòn, bạn biết đấy. Nó là trung tâm kinh tế, đầu tàu của cả nước, là thành phố phát triển nhất Việt Nam. Ở đây quy tụ rất nhiều trường đại học danh tiếng, là nơi các tập đoàn lớn đóng quân, nên nó thu hút đông đảo người đang ở độ tuổi sau cấp ba vào học tập và công nhân viên độ tuổi đi làm nên ở đây chủ yếu là dân góp, đủ người dân ở mỗi tỉnh thành trên đất nước sống và làm việc. Điều đó khiến cho mật độ dân số ở đây vô cùng lớn. Đất chật, người đông, cuộc sống chen chúc. Đó là tình trạng chung của những người xa quê sống và làm việc ở Sài Gòn. Cuộc sống sinh viên của tôi trải qua như bao bạn sinh viên khác, ở trọ thì phòng ba bốn đứa, tuy phòng nhỏ, sống chật chội là vậy nhưng vẫn rất vui. Tuy cuộc sống có phần khó khăn nhưng chúng tôi cũng có những kỉ niệm vô cùng đẹp với Sài Gòn.

      Lúc trước vào Sài Gòn chơi chưa được đi nhiều, giờ sống ở đây thì cũng muốn khám phá, đi đây đi đó. Sài Gòn là một thành phố hiện đại, các trung tâm thương mại, các khu vui chơi giải trí vô cùng nhiều, sinh viên tụi tôi thì cũng rủ nhau đi chơi, thăm thú Sài Gòn, chúng tôi không cần quá nhiều tiền, không cần phương tiện gì hết, cứ leo lên xe buýt và đi thôi. Với tấm thẻ sinh viên trên tay, bạn có thể thăm thú hết Sài Gòn bằng xe buýt mà không phải tốn nhiều tiền, với 2 ngàn đồng một lượt, giá cả vô cùng hợp lý cho những đứa sinh viên. Từ ngã tư Thủ Đức chúng tôi có thể lên trung tâm quận 1 để tham quan chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, Hồ con Rùa – những địa điểm nổi tiếng của thành phố bằng một hoặc hai tuyến xe. Rồi chúng tôi đi Địa Đạo Củ Chi - công trình lịch sử được bộ đội ta đào vào những năm chiến tranh. Vào buổi tối khi đèn đường được bật lên, Sài Gòn rất đẹp, Sài Gòn luôn tấp nập dù ngày hay đêm, dù tối hay sáng, dù mưa hay nắng.

      Sài Gòn tuy xa hoa, tráng lệ, nhưng ở đâu đó vẫn luôn có những mảnh đời cơ cực, đang bôn ba, vất vả, vô cùng chật vật với cuộc sống. Sài Gòn là nơi mà những số phận ở đây không ai giống ai, giàu có, cực giàu cũng có, mà nghèo có, cực nghèo cũng có. Nơi đây luôn tạo cho ta cơ hội, nhưng cũng song song với cơ hội đó là những thách thức. Cuộc sống nơi đây đầy cám dỗ, đầy những lừa lọc, đặc biệt với những đứa sinh viên như tôi, luôn mong muốn được đỡ đần bớt những khoảng chi tiêu cho gia đình, thì cũng muốn đi làm thêm phụ giúp cha mẹ. Có bạn thì tìm được công việc phù hợp, chân chính: gia sư, phụ bán quần áo, phụ quá cà phê,... tuy công việc có vất vả, thu nhập có thấp nhưng nó rất an toàn. Còn một số bạn thì có tham vọng lớn hơn, thích làm ít mà được nhiều tiền, đã dấn thân vào con đường đa cấp. Đa cấp không xấu, nhưng nó khi về tới Việt Nam đã không còn đúng bản chất của mình, nó đã bị những con người tham lam làm cho biến tướng, trở thành hình thức lừa gạt khách hàng, đặc biệt là những sinh viên ở quê lên thành phố học như bọn tôi. Với những lời lẽ ngon ngọt, vẽ ra con đường đầy hoa hồng, làm việc ở đây em sẽ rất thoải mái, hay em chỉ cần làm việc ở nhà online vài ba tiếng, tuần em kiếm được ít nhất một triệu,... quá chi hấp dẫn đối với sinh viên đúng không các bạn, và nhiều bạn đã tin đã đóng tiền vào, hoạt động vài tháng, rồi tìm công ty không ra. Có bạn thì vô cùng tin theo lời của những người đó, dần dần đi học ít lại, rồi không thấy đi học nữa, hỏi mới biết thì bạn ấy đi theo đa cấp. Không những thế, rồi hàng ngàn tệ nạn khác luôn xảy ra hàng ngày tại nơi đây: trộm cắp, cướp giật, ma túy,...

      Ở đâu cũng vậy, luôn có mặt tốt và mặt chưa tốt, luôn có những mảng đối nghịch. Nếu là một con người thật sự trưởng thành, đủ chín chắn, biết suy nghĩ, bạn nên biết cái nào đúng để học hỏi, cái nào xấu để không bị xa vào. Theo tôi nghĩ Sài Gòn là một nơi vô cùng thích hợp để cho ta học, không những học kiến thức, mà còn học được kinh nghiệm sống. Ở nhà cha mẹ dạy ta những phép tắc, đạo lý thông thường, trên trường thầy cô cho ta cái chữ thì ra đời, đời sẽ dạy ta làm sao để sống, làm sao để tồn tại, làm cho ta khôn ra, biết cái gì thật, cái gì giả. Tôi nghĩ nếu sống được ở cái đất Sài Gòn này thì không ở đâu có thể ngăn bạn cả.

      Sài Gòn luôn tạo cơ hội cho bạn, nhưng biết nắm bắt được hay không điều ấy tùy thuộc vào bạn.-MN-SV-